Nước bẩn

Nước bẩn

  03/08/2016

  Admin

Nửa mét bùn, mạch nước thải trong bể nước chung cư

Giầy dép, ủng, quần áo rách, xác chuột, xác chó... vớt được hàng bao tải, bùn dưới đáy bể đen ngòm lội xuống ngập tới cả đầu gối. Nhưng ghê rợn nhất vẫn là cảnh bể nước sạch của khu tập thể được trộn cùng nước thải.

Mạch nước thải chảy vào bể nước

Trải qua 25 năm làm nghề thau rửa bể nước ở Hà Nội, ông Hồ Văn Tuất (tuổi năm nay đã ngót nghét 60, quê ở Sơn Dương, Tuyên Quang) coi chuyện bể ngầm chứa xác gián, chuột,... kể cả dòi bọ, là quá đỗi bình thường. Song, có những lần đi thau rửa bể nước cho khách mà đến giờ ông vẫn còn thấy ghê rợn bởi độ bẩn, mất vệ sinh của những bể nước ấy.

Ngồi trà đá với những người thợ làm cùng để chờ có khách gọi tại chợ lao động trên đường Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy, Hà Nội), ông Hồ Văn Tuất kể, cách đây gần 3 năm, khi đi thau rửa, vệ sinh bể nước ngầm cho một khu tập thể cũ ở quận Ba Đình, ông cảm thấy kinh hãi. Cái bể ngầm ở khu tập thể ấy chứa nước sinh hoạt cho mấy chục hộ dân, vậy mà vớt được đủ các loại rác rưởi từ ủng rách, quần áo, giầy dép... cho tới xác chuột, xác chó chết đang trong quá trình phân hủy bốc mùi hôi thối. Đặc biệt, dưới đáy bể còn có một lớp bùn đen dày, lội xuống ngập đến tận đầu gối.

“Vệ sinh, thau bể nước xong, chúng tôi lên gom được cả thảy một bao tải rác to đùng để chở đi vứt bỏ”, ông Tuất nói.

Description: bể-nước, bể-nước-ngầm, khu-tập-thể, Hà-nội, nước-sạch, nước-thải, bể-phốt, bùn-đen, chó-chết, chuột-chết, rác-rưởi, vệ-sinh, thau-rửa

Nhiều người sống ở những khu tập thể cho biết, bể nước ngầm nhằng nhịt đường ống dẫn nước nên cả chục năm không được vệ sinh, thau rửa một lần

 

Song, ông Tuất nói rằng hình ảnh ghê rợn nhất mà ông gặp là đầu năm 2013, khi thau rửa xong một bể nước ngầm cho một khu tập thể cũ, lụp xụp ở phố cổ Hà Nội, ông cảm thấy khiếp sợ khi phát hiện thấy mạch nước thải ngấm, chảy róc rách vào trong bể ngầm chứa nước sạch sinh hoạt.

Ở cái khu tập thể này, có khoảng 20-30 hộ dân, nhà vệ sinh dùng chung (loại cổ gần giống với nhà vệ sinh ở quê) được xây cạnh sát bể chứa nước ngầm, luôn bốc mùi hôi thối.

“Hóa ra, nước trong bể phốt vẫn ngấm sang nước sạch bên bể ngầm. Và người dân trong khu tập thể này hàng ngày vẫn dùng nước sạch trong bể trộn chung với nước thải để tắm rửa, nấu cơm, đun nước uống mà không hề hay biết”, nói xong ông Tuất vẫn cảm thấy rùng mình.

Chẳng biết, nước thải ngấm vào bể nước khi nào nhưng may mà mấy chục nhà trong chung cư này đều dùng máy lọc nước lại tại nhà nên cũng loại bỏ được phần nào.

Chục năm không thau rửa một lần

Theo ông Tuất, bể nước của các nhà hàng, quán ăn, thậm chí nhà dân được thau rửa thường xuyên nước còn đen ngòm, gián, chuột chết đầy trong bể huống hồ bể nước ở khu tập thể theo kiểu “cha chung không ai khóc”, không ai quan tâm tới vấn đề vệ sinh, thau rửa để nước sạch hơn, với họ, không bị mất nước là tốt lắm rồi.

“Cũng chính vì lý do đó nên cả chục năm các khu tập thể mới thau rửa bể ngầm một lần. Hậu quả, nước sạch bẩn như nước cống, gián, chuột, rác rưởi mới nđầy bể”, ông Tuất nói.

Description: bể-nước, bể-nước-ngầm, khu-tập-thể, Hà-nội, nước-sạch, nước-thải, bể-phốt, bùn-đen, chó-chết, chuột-chết, rác-rưởi, vệ-sinh, thau-rửa

Bùn trong bể nước ngầm lội ngập đến đầu gối, rác vớt lên cả bao tải... thậm chí, nước sạch trong bể còn được trộn với nước thải là cảnh thường thấy trong những khu tập thể ở Hà Nội

 

Chị Trương Thị Hằng (Phương Mai, Đống Đa) chia sẻ, gần chục năm về sống tại khu tập thể mà chị đang ở nhưng chưa một lần nào chị thấy cái bể nước ngầm chứa nước sinh hoạt cho toàn bộ các hộ dân ở đây được thau rửa, vệ sinh.

Chị Hằng cho hay nước sạch ở đây được bơm vào bể ngầm, sau đó các hộ gia đình dùng máy bơm riêng đưa lên bồn nước của từng nhà. Do vậy, hàng chục đường ống nước dẫn nước được cắm vào miệng bể luôn để mở. Gió bụi, rác rưởi thi nhau rơi vào, lúc nào có người đi ngang qua thấy cái túi nilon hay cái áo vướng vào còn nhặt được, nếu không chúng rơi xuống cũng chẳng ai biết.

“Đấy là những thứ nhìn thấy, còn chuột chạy qua rơi xuống chết thối dưới đáy hay có cả ổ gián sống trong bể thì chẳng ai biết được, bởi miệng bể nhằng nhịt đầy đường ống nước và cũng chẳng ai xuống kiểm tra bao giờ”, chị cho hay.

Chị Hằng còn bảo, nhiều khi chợt nghĩ nhỡ có con chuột nào chạy qua không may rơi xuống và chết, rồi lâu ngày xác chuột bị phân hủy, thối rữa trong bể, dòi bọ bu đầy mà mình không biết vẫn cứ thản nhiên ăn, uống nước đó cũng thấy hơi hãi.

Tương tự, anh Nguyễn Thành Trung ở một khu tập thể trên đường Trần Cung (Cầu Giấy) cũng cho hay, hai vợ chồng anh cưới nhau và bắt đầu dọn về ở khu tập thể này đến nay đứa con đầu của anh đã học lớp 11 nhưng chưa một lần anh thấy bể nước ngầm được vệ sinh.

“Cha chung không ai khóc”, mọi người chỉ biết bơm nước từ bể lên dùng chứ chẳng ai để ý xem trong bể nước bẩn hay sạch. Chỉ khi nào hỏng máy bơm, mọi người mới mò xuống khu vực có bể nước ngầm để xem”, anh tâm sự.

Kinh hãi những bộ xương trắng trong bể nước nhà hàng

Description: http://imgs.vietnamnet.vn/logo/vef.gif Mở nắp bể nước ngầm là gián bò ra tứ tung. Dưới bể nước, một lớp xương chuột đáy ẩn trong lớp nước ở đáy bể đen ngòm như nước cống... Vậy mà các nhà hàng, quán ăn vẫn vô tư dùng nước này để chế biến món ăn cho thực khách.

Những hình ảnh này được ông Nguyễn Văn Giang (quê Thạch Thất, Hà Nội), thu thập được sau gần 20 năm trời làm nghề thau rửa bể ngầm.

Nơi tá túc của chuột, gián

Hơn 50 tuổi, làm nghề thau rửa bể nước ngầm gần 20 năm nay nên ông chuyện xác chuột chết, xác gián nổi đầy trong bể chứa nước ngầm, cộng với đủ các loại rác rưởi vớt lên từ bể chẳng còn xa lạ với ông.

Ông Giang kể, các nhà hàng, quán ăn... dùng nước nhiều nên phải có bể chứa nước ngầm để đảm bảo nguồn nước cho cả ngày. Song, các bể nước này thường được làm bằng xi măng, dưới nền nhà bếp ẩm thấp với nắp bể nước ngầm được đậy rất thô sơ (một tấm xi măng, viên gạch đá hoa lát nền nhà, tấm tôn, tấm gỗ), thậm chí có nhà hàng, quán ăn còn chẳng thèm đậy gì hay có đậy cũng nửa kín nửa hở. Thế nên, chuyện xác chuột, xác gián chết ngâm đầy trong bể nước ngầm chẳng phải là điều gì quá lạ lẫm với những người chuyên làm nghề thau rửa bể nước ngầm như ông.

Description: bể-nước-ngầm, chuột-chết, xương-chuột, gián-chết, rác, bao-cao-su, băng-vệ-sinh, nhà-hàng, quán-ăn, khách-sạn, nhà-trọ, nước-sinh-hoạt, nước-sạch, thau-rửa

Nhiều bể nước ngầm khi được thau rửa còn vớt được cả cân xương chuột, xác gián (ảnh do nhân vật cung cấp)

 

Theo lời ông, bể nước nào hay được thau rửa thì chỉ có một, hai con gián, thi thoảng mới thấy có chuột chết, nước còn trong sạch một chút, chứ bể nào vài năm mới thau rửa một lần thì bẩn không thể tả. Thau 10 bể thì có tới 8-9 bể có xác chuột, xác gián chết trong đó. Hy hữu lắm mới thấy có bể sạch sẽ, không có con gián nào chết nhưng gián sống thì làm tổ đầy trong thành bể.

“Hãi nhất là vụ thau bể nước ngầm cho một quán ăn trên đường Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giấy) tháng vừa rồi, mấy anh em không khỏi rùng mình khi vớt được cả cân xương chuột, xác gián. Trong khi đó, nước dưới đáy bể ngầm xục lên đen ngòm như nước cống”.

“Thế mà chủ nhà hàng còn giải thích rằng họ mới thau rửa bể được một thời gian ngắn. Bể còn sạch hơn nhiều những lần thau trước”, ông Giang kể.

Đáng sợ bể nước ngầm nhà dân

Ông Giang còn cho hay, ở Hà Nội, không chỉ có nhà hàng, quán ăn bể ngầm mới bẩn như vậy mà ngay cả bể nước ngầm của nhà dân, thậm chí của các khách sạn 2-3 sao cũng bẩn không kém bởi vài năm họ mới thau rửa, vệ sinh một lần.

Thừa nhận chuyện trên, anh Phan Đức Lâm (quê Lâm Thao, Phú Thọ) cũng làm nghề thau rửa bể nước ngầm được hơn 6 năm - cho biết, đi thau rửa bể ngầm nhiều năm nên chuyện trong bể có xác chuột, xác gián là chuyện bình thường. Một số bể của các hộ gia đình khi thau rửa còn vớt được cả bao cao su, băng vệ sinh...

Description: bể-nước-ngầm, chuột-chết, xương-chuột, gián-chết, rác, bao-cao-su, băng-vệ-sinh, nhà-hàng, quán-ăn, khách-sạn, nhà-trọ, nước-sinh-hoạt, nước-sạch, thau-rửa

Gián, chuột chết đầy trong bể chứa nước ngầm. Phía dưới là nước đen sì (ảnh do nhân vật cung cấp)

 

Anh Lâm dẫn chứng, nhiều gia đình ở Hà Nội có đất rộng, xây cả mấy chục phòng trọ cho thuê. Họ xây bể ngầm chứa nước rộng cả chục khối để đảm bảo nước sinh hoạt. Trong khi đó, cảnh sống ở xóm trọ chật chội, vệ sinh không đảm bảo, bể ngầm được làm sơ sài, nắp đậy bể tạm bợ, gia chủ lại tiết kiệm tiền nên vài năm mới cho thau rửa bể một lần.

Nhớ năm ngoái, anh đến thau rửa bể ngầm cho một hộ gia đình có kinh doanh nhà trọ tại ngõ 165 Xuân Thủy (Cầu Giấy), mặc dù chủ nhà chỉ có trên chục phòng trọ cho thuê nhưng không giữ gìn được vệ sinh chung nên cái bể nước ngầm bẩn đến kinh hoàng.

“Trên bể là chỗ để xe máy, xích thêm hai con chó lông xù to đùng lâu ngày không được tắm rửa hôi rình. Nắp để thì đậy nửa kín nửa hở, phía trên còn được tận dụng để làm chỗ phơi quần áo, nước từ quần áo mới giặt nhỏ xuống nền gạch chảy luôn vào cả bể ngầm. Đến khi thau bể, chúng tôi vớt được đủ thứ như túi nilon, giầy dép, thậm chí còn vượt được cả bao cao su, băng vệ sinh ở dưới bể nước nữa”, anh nói.

Chị Phương Mai ở Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng kinh hãi với cái bể chứa nước ngầm ở xóm trọ của chị.

Chị cho hay, hai vợ chồng chị đã trọ ở đây được hơn 5 năm nhưng mới thấy chủ nhà thuê người đến thau rửa bể ngầm được hai lần. Lần nào thau rửa, cả xóm cũng đều phát hoảng khi nước dưới đáy bể múc lên đen ngòm như nước cống. Rồi cả đống rác được vớt lên. Lần gần đây còn vớt được cả xác chuột chết trong bể.

Cả xóm góp ý bảo chủ nhà thau rửa một năm hai lần cho vệ sinh sạch sẽ hoặc mua bồn chứa nước inox cho đảm bảo nhưng chủ nhà nhất quyết không chịu bởi sợ tốn kém. “Thế là cả xóm đành phải nhắm mắt dùng nước bể ngầm ngâm rác rưởi, chuột chết làm nước sinh hoạt, nấu ăn hàng ngày”, chị than thở.

Giữa Thủ đô, cả vạn dân ăn nước ao tù

Nguồn nước sinh hoạt của hàng ngàn người dân Hà Nội trông chờ vào cái ao tù và ông trời, đó là sự thật trớ trêu tồn tại nhiều năm nay ở Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ (Quốc Oai, Hà Nội).

 

Description: nước, ao-tù, nước-sinh-hoạt, dân, Thủ-đô, hộ-dân, nước-sạch

5 năm nay, cái ao tù rộng khoảng vài trăm mét vuông này là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho hàng ngàn hộ dân. Điều đáng nói là nơi đây cách đường ống nước sạch sông Đà chỉ hơn 1 cây số.

 

 

Description: nước, ao-tù, nước-sinh-hoạt, dân, Thủ-đô, hộ-dân, nước-sạch

Có khoảng hơn 20 giếng lọc thô và hàng trăm đường ống máy bơm hút nước được người dân lắp đặt để bơm nước ao về sử dụng.

 

 

Description: nước, ao-tù, nước-sinh-hoạt, dân, Thủ-đô, hộ-dân, nước-sạch

Những chiếc giếng lọc thô được xây nhiều lớp, giữa các lớp là cát, sỏi. Chiếc giếng lọc này phải chịu tới 9 ống hút của máy bơm.

 

 

Description: nước, ao-tù, nước-sinh-hoạt, dân, Thủ-đô, hộ-dân, nước-sạch

Năm ngoái, người dân ở đây được Công ty Công nghệ năng lượng và môi trường NuSa lắp đặt một số giếng lọc nhưng không thể đáp ứng đủ nhu cầu.

 

 

Description: nước, ao-tù, nước-sinh-hoạt, dân, Thủ-đô, hộ-dân, nước-sạch

Nhiều người không có điều kiện thì sử dụng những giếng lọc bằng ống nhựa đường kính lớn, nhưng chỉ có tác dụng ngăn rác rưởi.

 

 

Description: nước, ao-tù, nước-sinh-hoạt, dân, Thủ-đô, hộ-dân, nước-sạch

Ông Nhương cho biết chi phí bơm nước ao về nhà ông khoảng 5 triệu đồng, những nhà xa thì phải mất khoảng 20 triệu đồng.

 

 

Description: nước, ao-tù, nước-sinh-hoạt, dân, Thủ-đô, hộ-dân, nước-sạch

Những chiếc ống dẫn nước ao giăng khắp nơi, từ leo lên cây...

 

 

Description: nước, ao-tù, nước-sinh-hoạt, dân, Thủ-đô, hộ-dân, nước-sạch

...đến “tranh giành” với dây điện.

 

 

Description: nước, ao-tù, nước-sinh-hoạt, dân, Thủ-đô, hộ-dân, nước-sạch

Từng búi ống nhựa chui từ dưới đất lên.

 

 

Description: nước, ao-tù, nước-sinh-hoạt, dân, Thủ-đô, hộ-dân, nước-sạch

Có nhiều gia đình kéo đường ống dài cả cây số chỉ để lấy nước ao.

 

 

Description: nước, ao-tù, nước-sinh-hoạt, dân, Thủ-đô, hộ-dân, nước-sạch

Không những thế, khi bơm nước ao, họ phải chia nhau thời gian. Trong ảnh: Đến lượt ông Năm, xóm Giữa, cắm máy bơm nước về nhà mình.

 

 

Description: nước, ao-tù, nước-sinh-hoạt, dân, Thủ-đô, hộ-dân, nước-sạch

Nước bơm từ ao về được lọc qua bể lọc cát, sỏi như thế này. Sau đó, nhà nào có điều kiện thì mua máy lọc nước để sử dụng.

 

 

Description: nước, ao-tù, nước-sinh-hoạt, dân, Thủ-đô, hộ-dân, nước-sạch

Cái ao làng hằng ngày phải gồng mình gánh chịu cả ngàn hộ dân từ nước ăn, nước giặt giũ… Trong ảnh: Cô Oanh rửa tay chân khi đi làm đồng về.

 

 

Description: nước, ao-tù, nước-sinh-hoạt, dân, Thủ-đô, hộ-dân, nước-sạch

Chiều chiều, những đứa trẻ này vẫn “hồn nhiên” tắm ao mỗi khi chiều về vì nóng và thiếu nước. Chúng bất chấp nước bẩn và nguy cơ đuối nước (nơi sâu nhất của ao lên đến 3,5m). Đã có những vụ chết đuối thương tâm xảy ra tại đây.

 

Nước sinh hoạt Hà Nội không lọc hết độc tố

Giá nước sinh hoạt tại Hà Nội tăng nhiều lần, nhưng theo nhiều chuyên gia, chất lượng dường như không thay đổi. Trong khi đó, nhiều loại chất độc hại trong nước với hàm lượng vượt nhiều lần mức cho phép chưa được chủ động loại bỏ; đường ống vỡ liên tục khiến hàng vạn hộ dân luôn nơm nớp lo lắng.

Để cung cấp nước sạch cho người dân, hàng loạt nhà máy xử lý nước được đầu tư xây dựng, nhưng đa phần vẫn áp dụng công nghệ lọc có hơn 100 năm nay. Trong nước có hàm lượng độc tố quá mức cho phép khiến người dân lo mắc bệnh hiểm nghèo.

Nhiều độc tố vượt mức cho phép nhiều lần

Trao đổi với PV, GS.TS Phạm Hùng Việt, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cho biết: Các mẫu xét nghiệm cho thấy, nước đã qua xử lý vẫn có tỷ lệ nhiễm asen (thạch tín), mangan, clo dư… vượt nhiều lần tiêu chuẩn của cả Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Dù ý thức đảm bảo chất lượng nước tại các nhà máy đã được nâng cao, như đào giếng sâu thay cho giếng nông, thay nước ngầm bằng nước mặt sông Đà…

“Tuy nhiên, chỉ riêng nước tại Nhà máy nước Ngọc Hà (quận Ba Đình, Hà Nội) đạt được tiêu chuẩn về asen (dưới 0,01mg/lít). Trong khi đó, vẫn nhiều nơi nhiễm asen nặng như Nhà máy nước Pháp Vân, Nam Dư, Yên Phụ, Lương Yên, khu vực Thanh Trì… chưa được chủ động xử lý”, GS Việt nói. Tuy vậy, các trung tâm nghiên cứu rất khó tiếp cận nhà máy lấy mẫu nước đã qua xử lý để xét nghiệm do sự hợp tác của các nhà máy nước chưa tốt. Chỉ khi người dân đem mẫu tới nhờ xét nghiệm, kết quả không ít mẫu nước có asen vượt nhiều lần tiêu chuẩn.

Description: nước-máy, nước-sạch, độc-tố, nhiễm-chì, hóa-chất, tăng-giá, điện

Người Hà Nội đối mặt nguy cơ nước kém an toàn.

 

Ngoài ra, nước sạch Hà Nội còn nhiễm nhiều loạt chất rắn như: Mangan, canxi, magie, bari… “Dù vậy, công nghệ xử lý hiện vẫn chưa có nhiều thay đổi so với thời Pháp: Dùng dàn phun mưa, lọc cát, khử trùng bằng clo. Cách này chủ yếu để loại sắt, qua đó may mắn loại được một phần asen (sắt hấp phụ asen trong quá trình ô xi hóa). Nước ta chưa áp dụng công nghệ chủ động loại bỏ các chất trên”, GS Việt nói.

Tuy vậy, cách lọc kể trên chỉ có tác dụng tốt với vùng nhiễm asen mức nhẹ, theo tỷ lệ 1- 7 (1 asen - 7 sắt), còn nhiễm asen nặng hơn sẽ không thể loại bỏ hết. Đặc biệt, GS Việt lo ngại phần clo còn dư sau khử trùng, khi gặp ô nhiễm hữu cơ lượng nhỏ (trong quá trình đưa nước tới các hộ dân) sẽ tạo những hợp chất nguy hại, như: Trihalometan, trihalogenmetan… “Những chất này dù lượng rất nhỏ, nhưng rất độc, giống thuốc sâu”, GS Việt khẳng định.

Description: nước-máy, nước-sạch, độc-tố, nhiễm-chì, hóa-chất, tăng-giá, điện

Công nhân vận hành trạm bơm Trúc Bạch.

 

PGS. TS Trần Hồng Côn, Giảng viên khoa Hóa học (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội - người thực hiện “bản đồ” các vùng nước nhiễm asen tại Hà Nội) khẳng định: Công nghệ lọc tại Hà Nội đang áp dụng đa phần đều đã có từ cách đây hơn 1 thế kỷ. Chỉ nhà máy nước mới xây dựng ít năm gần đây như Gia Lâm, Cao Đỉnh... có thêm công đoạn xử lý mangan.

“Asen thực chất chưa có một chủ định xử lý”, TS Côn nói. Theo ông, khi lấy nước tại hộ dân xét nghiệm, tỷ lệ asen thường không ổn định. Những năm 1998-2000, tỷ lệ asen cao hơn khoảng 30% so với tiêu chuẩn; khảo sát gần đây có giảm, nhưng có mẫu cao hơn gấp 8 lần tiêu chuẩn, phổ biến là gấp 2-5 lần. Do sau mỗi lần cát được rửa, lượng sắt kết tủa chưa nhiều, hạn chế khả năng hấp phụ asen, khi đó lượng asen trong nước thành phẩm tăng lên, và ngược lại.

TS Côn cũng đặc biệt nghi ngại việc dùng clo để khử trùng. “Tại các nước phát triển, họ không còn dùng clo để khử trùng nữa, thay bằng ôzôn, tia cực tím… Tuy nhiên, công nghệ này tốn kém, giá thành cao, nước ta còn khó khăn nên vẫn dùng clo”, TS Côn nói. Theo ông, dù biết nước xử lý chưa an toàn, nhưng không thể đóng cửa nhà máy được. Vơi nước mặt sông Đà, theo TS Côn, an toàn hơn nước ngầm vì ít nhiễm các loại kim loại nặng. Tuy nhiên, tình trạng khai thác vàng trái phép vẫn diễn ra nhiều ở khu vực thượng nguồn sông Đà, thủy ngân được dùng để tách vàng và đổ thẳng xuống sông. “Khi xét nghiệm nước mặt sông Đà, hàm lượng thủy ngân vượt từ 18-20 lần tiêu chuẩn cho phép. Nhưng tôi cũng không biết nhà máy xử lý thế nào”, TS Côn băn khoăn.

Lo phát tác bệnh hiểm nghèo

PGS.TS Nguyễn Khắc Hải, nguyên Viện trưởng Y học Lao động (nhiều năm nghiên cứu các bệnh do sử dụng nước nhiễm asen) cho biết: Năm 2006, nghiên cứu tại 8 tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam… Kết quả cho thấy, dù đã qua bể lọc cát, Hà Nội vẫn có 20% (số giếng khảo sát) nước không thể dùng vào việc gì do nhiễm asen quá cao, tiếp tới là Hà Tây (cũ) với 17%...

Nhóm nghiên cứu cũng thấy rằng, những vùng nước bị nhiễm asen, nhiều người dân có biểu hiện một số bệnh suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh ngoại vi (rối loạn mạch, rối loạn cảm giác); bệnh lý ngoài da liên quan tới asen (dày sừng, rối loạn sắc tố da ở tay, chân, lưng); rối loạn thai sản (sẩy thai, sinh con thiếu tháng, sinh con thiếu cân); rối loạn tiêu hóa…

Đặc biệt, nhóm phát hiện 60 trường hợp có biểu hiện bệnh mãn tính do asen, tổn thương da (tập trung nhiều nhất ở Hà Nội, Hà Tây, Nam Định). “Chủ yếu do người dân chưa ý thức được mối nguy hiểm của asen, không có biện pháp lọc asen. Nhiễm nặng có thể dẫn tới tiểu đường, ung thư da, phổi, bàng quang…”, TS Hải cảnh báo.

Hiện, ông tiếp tục nghiên cứu về khả năng bà mẹ mang thai dùng nước nhiễm asen có thể dẫn tới rối loạn gen, nhiễm sắc thể di truyền sang con.

Description: nước-máy, nước-sạch, độc-tố, nhiễm-chì, hóa-chất, tăng-giá, điện

Mô tả Một bệnh nhân bị dày sừng, rối loạn sắc tố da do dùng nước nhiễm asen (thạch tín). (Ảnh do PGS.TS Nguyễn Khắc Hải cung cấp)

 

Với các nước tiên tiến, nước máy có thể uống trực tiếp vẫn an toàn, nhưng Việt Nam chưa làm được như vậy do công nghệ lọc nước vẫn dùng công nghệ cũ. Cả TS Nguyễn Khắc Hải, TS Trần Hồng Côn và GS Phạm Hùng Việt đều khuyên người dân nên tự sắm máy lọc nhỏ cho hộ gia đình, và chính gia đình các ông cũng tự sắm máy lọc nước cho nhà mình.

Tuy vậy, TS Côn khuyên người dân nên cân nhắc khi sử dụng máy lọc nước. Do công nghệ này tạo ra sản phẩm gần như nước tinh khiết, khiến người dùng thiếu các yếu tố vi lượng và khoáng chất. Ở cơ thể người, 50% các chất vi lượng và khoáng chất được lấy từ nước, một phần có thể được bổ sung từ thức ăn hằng ngày nhưng vẫn không thể đủ cho cơ thể. “Đòi hỏi nước sạch là đúng, giá tăng thì phải tăng chất lượng.

Muốn vậy phải không còn độc quyền, tăng cạnh tranh để người dân có quyền lựa chọn nhà cung cấp. Hiện người dân không còn lựa chọn, dù có biết không an toàn vẫn phải dùng”, TS Côn nói.

Việc loại các chất hữu cơ có thể dùng than hoạt tính thay cho clo để an toàn hơn (như các nước vẫn làm), nhưng tốn kém. “Tôi tin các ngành chức năng biết, nhưng chưa làm được”, GS Việt nói.

 

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn bán hàng 1

Chuyên viên 0903 33 9397

Email:

thucduongtotha@gmail.com

ĐỒNG HÀNH MÙA COVID