Kỳ 3 - Dự đoán mối đe dọa của thực phẩm bẩn và phát kiến mô hình thực dưỡng ba sạch bền vững
(PL+) - Để có được những kết quả bước đầu trong hành trình phát triển dòng thực phẩm “ba sạch” tới mọi người, giáo sư Đỗ Thanh Hải cho biết, hơn 10 năm trước ông đã dự đoán trước và ấp ủ một kế hoạch cho riêng mình. Điều này đã được trình bày giản lược trong tập sách: “Hiệu ứng Sinh học” do NXB TP HCM năm 2005.
Chuyện về vị giáo sư đam mê khoa học và cuộc chiến với thực phẩm bẩn
Giáo sư Đỗ Thanh Hải tâm sự: “Từ khi bắt tay vào nghiên cứu khoa học, sau đó hơn 10 năm trước tôi đã dự báo trước được sự biến động, ô nhiễm ngày càng trầm trọn của môi trường. Chính vì vậy, con người sống trong môi trường đó cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sinh ra bệnh tật, ốm yếu”.
Đứng trước thực trạng hết sức ảm đạm như vậy, giáo sư Đỗ Thanh Hải nhận định rằng, bây giờ không còn cách nào khác là phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống bằng cách ăn sạch, uống sạch và thở sạch. “Một khi con người ăn phải thực phẩm bẩn lâu ngày, thì nó tác động trực tiếp đến bên trong con người. Chính gan ruột ô nhiễm mà sinh ra trí não vận hành sai”, giáo sư Đỗ Thanh Hải lý giải.
Giáo sư Đỗ Thanh Hải đang thiền định theo triết lý khoa học tâm thức Totha. |
Sau khi chiêm nghiệm, nghiên cứu kỹ, giáo sư Đỗ Thanh Hải đã quyết định kết hợp giữa khoa học tự nhiên và khoa học về thực dưỡng nhằm 4 mục đích chủ lực. Ông chia sẻ: “Chủ lực thứ nhất là giải độc cho gan, ruột. Chủ lực thứ 2 là tăng cường trợ tim. Thứ 3 là tăng cường sức khỏe cho thận. Thứ tư là cân bằng nội tạng cơ thể”.
Giáo sư Đỗ Thanh Hải cho biết, giữa khoa học kỹ thuật và khoa học về con người có sự tương đồng với nhau. “Ví dụ như rô bốt hoạt động được là nhờ năng lượng điện, còn con người hoạt động được là nhờ năng lượng nạp từ thức ăn, nước uống… Cái gốc là những cái đó, khi cân bằng được thì mọi thứ sẽ tốt lên, hoạt động hiệu quả hơn”, ông chia sẻ.
Hội quán Totha. |
Theo giáo sư Đỗ Thanh Hải, mô hình hoạt động của Totha là mô hình hoạt động mở, nghĩa là hằng ngày mọi người vẫn sinh sống, làm công việc của mình một cách bình thường. Một tuần, họ sẽ cùng ngồi lại với nhau khoảng 3 buổi để giành ra thời gian suy ngẫm cách làm sao làm cho đúng, cách làm sao để tập trung tư tưởng một cách tốt nhất. “Cách này, trong các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, gọi là thiền định. Nhưng với Totha, đây là phương pháp tâm năng chuyển hóa, gọi theo nghĩa riêng của Totha là thiền chuyển Totha. Đây là liệu pháp giúp giải độc trong cơ thể, cùng tâm trí tập cho mọi người ý thức ăn sạch, uống sạch, thở sạch”, ông cho biết.
Khi được hỏi, tại sao lại đặt tên hội quán là Totha? Giáo sư Hải vui vẻ lý giải, Totha là viết tắt của Công ty Tô- Thái- Hòa. Trong đó, thể hiện ý muốn của ông và tập thể Totha: hòa là hòa đồng cho xã hội, hòa hợp cho gia đình, hòa bình cho thế giới. Tô là tô điểm. Thái là ý nghĩa lớn.
Giáo sư Hải và tập thể Totha mong mỏi những giá trị chân - thiện - mỹ được ngày càng xã hội hóa. |
Giáo sư Đỗ Thanh Hải tâm sự, trong hành trình cùng thiết lập tổ chức hội quán Totha, mang đến dòng thực phẩm “3 sạch” cho mọi người, không có gì khó khăn, vì ông đã có tâm huyết từ lâu. Tuy nhiên, cái khó khăn lớn nhất là tìm được những người cùng lý tưởng, tâm nguyện cùng nhận thức để cùng làm việc với nhau.
Ông chia sẻ: “Trong tổ chức giờ có khoảng 20 người ưu tú. Học viên thì có khoảng hơn 100 người. Tôi cũng hi vọng, những người ưu tú này sẽ phát triển dần dần. Trước tiên là phát triển ở TP HCM, rồi nhân rộng ra các tỉnh lân cận”.
Để tìm hiểu thêm về lĩnh vực khoa học tâm thức dưới góc nhìn khoa học Totha của giáo sư Đỗ Thanh Hải, quý độc giả có thể truy cập tại địa chỉ: http://www.totha.vn/ và phương pháp thực dưỡng sạch Totha tại http://www.totha.net/ của Công ty Khoa học Năng lượng Tâm thức Totha. |