Mô tả sản phẩm
Giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây
Cây xuất xứ từ vùng Nam Á, có lịch sử hơn 4 ngàn năm ,nhưng phổ biến rất nhiều ở cả Châu Á và Châu Phi. Cây Chùm Ngây rất phổ thông ở Ấn Độ và được dân tộc Ấn trân trọng đặt tên là cây Độ Sinh. Các nhà dược học, các nhà khoa học nghiên cứu thực vật học, dựa vào hàm lượng dinh dưỡng và nguồn dược liệu quí hiếm được kiểm nghiệm, đã không ngần ngại đặt tên cho nó là cây Thần Diệu (Miracle Tree) hay cây vạn năng. Tên khoa học là Moringa là loại cây chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Các bộ phân của cây Chùm Ngây chứa giá trị dinh dưỡng rất cao bao gồm cả lá, thân, rễ và hạt, cây Chùm Ngây chứa nhiều chất đạm va các vitamin thiết yếu, beta – caroteɮe nhiều loại acid amin, các hợp chất phenol đặc biệt hàm lượng can xi cao gấp 4 lần sữa, vitamin A cao hơn cà rốt 4 lần và vitamin C gấp 7 lần quả cam và rât nhiều axit amin thiết yếu cho cơ thể. Đây là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, vˬ thế khi sử dụng đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất, cơ thể sẽ khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cây chùm ngây mọc nhanh, sống được ở những điều kiện đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu được hạn hán. Thân mộc cao cỡ trung bình, ở độ tuổi trưởng thành cây có thể mọc cao hàng chục mét. 1 tuổi nếu không cắt ngọn cây có thể cao tới 5-6m và có đường kính 10 cm. 3-4 năm tuổi là cây ở độ tuổi trưởng thành. Thân cây óng chuốt, không có gai. Lá kép dài 30–60 cm, hình lông chim, màu xanh mốc; lá chét dài 12–20 mm hình trứng, mọc đối có 6-9 đôi. Cây trổ hoa vào các tháng 1–2. Hoa trắng kem, có cuống, hình dạng giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, có lông tơ, nhiều mật. Quả dạng nang treo, dài 25–40 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh. Hạt màu đen, tròn có 3 cạnh, lớn cỡ hạt đậu Hà Lan.
Cây thân mộc cao cỡ trung bình, ở độ tuổi trưởng thành cây có thể mọc cao hàng chục mét. 1 tuổi nếu không cắt ngọn cây có thể cao tới 5-6m và có đường kính 10 cm. 3-4 năm tuổi là cây ở độ tuổi trưởng thành. Thân cây óng chuốt, không có gai. Lá kép dài 30–60 cm, hình lông chim, màu xanh mốc; lá chét dài 12–20 mm hình trứng, mọc đối có 6-9 đôi. Cây trổ hoa vào các tháng 1–2. Hoa trắng kem, có cuống, hình dạng giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, có lông tơ, nhiều mật. Quả dạng nang treo, dài 25–40 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh. Hạt màu đen, tròn có 3 cạnh, lớn cỡ hạt đậu Hà Lan. Các tổ chức phi chính phủ là "Trees for Life International", "Church World Service", "Educational Concerns for Hunger Organization" và "Volunteer Partnerships for West Africa" đã ủng hộ cho cây chùm ngây là "nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho các nước nhiệt đới". Một nhà nghiên cứu đã công bố rằng "bột lá chùm ngây có tác dụng dinh dưỡng và có thể sử dụng để chống lại nạn đói. Cây chùm ngây cho nhiều lá vào cuối mùa khô trong khi các loài cây rau khác thường cho ít lá.
– Cây chùm ngây đang được hơn 80 quốc gia trên thế giới sử dụng, Chúng được áp dụng nhiều nhất ở các quốc gia tiên tiến rất rộng rãi và đa dạng trong nhiều lĩnh vực công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm, nước giải khát, thực phẩm dinh dưỡng,… Các quốc gia phát triển cũng áp dụng loại cây này như dược liệu kỳ diệu kết hợp chữa những bệnh hiểm nghèo, bệnh thông thường, thực phẩm dinh dưỡng. Đặc biệt, hợp chất zeatin, với năng lực chống lão hóa mạnh mẽ, trong chùm ngây cao gấp vài ngàn lần so với bất kỳ một loại cây nào khác. Thêm vào đó, chùm ngây cũng có 2 loại hợp chất phòng ung thư và chặn đứng sự tăng trưởng của khối u, khiến cây được mệnh danh là loại cây phòng ung thư
- Rễ non của cây ăn sống hoặc làm gia vị như cải ngựa (mù tạt)
– Lá chùm ngây rất giàu dinh dưỡng và đang được hai tổ chức WHO và FAO xem như giải pháp ưu việt cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh dưỡng và là giải pháp lương thực cho thế giới thứ ba (các nước nghèo).
- Hoa chùm ngây có nhiều mật ngọt và giàu dinh dưỡng, làm rau hoặc phơi khô dùng nấu lấy nước uống như một loại trà. Trái non được dùng xào, nấu canh, hầm xương, ninh súp như đậu cô ve và cho hương vị gần tương tự măng tây.
– Hạt chùm ngây chứa hàm lượng dầu cao, ngoài giá trị sử dụng như một loại dầu ăn thực vật, có thể rang ăn như đậu phộng. Ngoài ra, nó còn được sử dụng rộng rãi trong nền công nghiệp chính xác. Hàm lượng dầu trong hạt chùm ngây chiếm khoảng 42%, có màu vàng, được sử dụng như một chất bôi trơn cho các máy móc thiết bị cần chính xác vì không gây ra hiện tượng ôi, bám dính… Giá trị của cây chùm ngây được quốc tế công nhận
– Dung dịch chiết xuất từ lá chùm ngây trong ethanol 80% có khả năng kích thích sinh trưởng thực vật . Chiết xuất này có thể được sử dụng bằng cách phun trực tiếp lên lá để kích thích sinh trưởng cây con. Sử dụng hormone sinh trưởng này sẽ làm cho thực vật cứng cáp hơn và chống chịu với sâu bệnh hại tốt hơn, làm cho cây trồng ra trái nhiều hơn, tăng kích thước trái, tăng năng suất cây trồng (phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao trong tương lai). Cây chùm ngây không chỉ khẳng định được giá trị dinh dưỡng của mình trên đấu trường quốc tế. Mà chúng còn khẳng định giá trị về những công dụng hỗ trợ bệnh vô cùng hiệu quả. Lá chùm ngây là thành phần dinh dưỡng chính trong loại cây này, lá chùm ngây có thể phơi khô làm trà chùm ngây uống vô cùng sản khoái hay chế tạo thành bột chùm ngây cũng như các cách chế biến rau chùm ngây vô cùng hiệu quả.
Rễ cây chùm ngây: - Chống co giật, chống sưng và giúp cho con người lợi tiểu ; - Ở một số nơi còn dùng nước uống của chùm ngây để ngăn ngừa việc có thai. (rễ cây chùm ngây còn tươi rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày) ; - Giúp loại bỏ sạn thận loại Oxalate ; - Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai… ; - Rễ tươi của cây chùm ngây non dùng trị nóng sốt, phong thấp, sưng gan và lá lách…
Vỏ thân cây chùm ngây: - Trị nóng sốt, đau dạ dày, sâu răng… ;
Lá cây chùm ngây: - Giã nát lá đắp lên vết thương giúp trị sưng và nhọt. Lá cũng có thể trộn với mật ong để đắp lên mắt trị sưng đỏ.
Hạt cây chùm ngây: - Dầu được chế từ hạt chùm ngây trị phong thấp ; - Hạt chùm ngây giúp trị táo bón, mụn cóc và giun sán ; - Ngoài ra, hạt chùm ngây còn có tác dụng lọc nước. Hạt có chứa các hợp chất “đa điện giải” tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước. Hạt khô của cây có thể được ứng dụng để làm hoạt chất lọc nước hoặc ép lấy dầu. Chất dầu trong hạt có phẩm chất tốt, màu vàng tươi sáng với một hương vị dễ chịu có được so sánh chất lượng với dầu oliver, để rất lâu không hỏng và được sử dụng làm dầu ăn hoặc dầu máy. Tại các vùng ô nhiễm nơi nông thôn nghèo châu Á, châu Phi, hạt chùm ngây thường được nghiền nát hòa vào nước, để lắng, các chất cặn bẩn sẽ bị loại bỏ hoàn toàn. Nước sạch này còn được sát khuẩn do tác dụng của chất dầu cay trong hạt, nên có thể dùng ngay làm nước uống.