Những hiểu biết cơ bản về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường còn được gọi là Đái Tháo Đường là bệnh liên quan đến đến sự gia tăng của chất Glucose trong máu.
Chẩn đoán Đái tháo đường khi lượng đường ( Glucose) trong máu tăng cao.
Đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin) .
Insulin, được sản xuất từ tuyến tuỵ , một tuyến nằm sau dạ dày, giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng đường từ máu của bạn.Glucose là một nguồn năng lượng cho các tế bào. Glucose được tạo ra từ thức ăn ( tinh bột) và thức uống .
Khi bị Đái tháo đường , nồng độ đường trong máu tăng cao. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao hạ thấp lượng đường trong máu là chìa khóa để quản lý bệnh Đái tháo đường. Giữ lượng đường trong máu ổn định sẽ giúp giảm nguy cơ bị các biến chứng. Đường huyết cao có thể gây tổn hại cho cơ quan và tăng nguy cơ bị bệnh tim.
Có ba type Đái tháo đường chính :
Bệnh Đái tháo đường type 1: Type Đái tháo đường này thường ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Trong Đái tháo đường type 1, cơ thể không thể sản xuất insulin. Lý do,hệ thống miễn dịch của cơ thể do nhầm lẫn đã tấn công các tế bào trong tuyến tuỵ làm cho tế bào tuyến tụy không còn sản xuất được insulin. Khi không có Insulin, tế bào sẽ không sử dụng được Glucose, do đó Glucose trong máu sẽ tăng rất cao. Bệnh nhân cần được tiêm insulin để sống.
Đái tháo đường type 2: Đây là đạng Đái tháo đường thường gặp nhất. Thông thường, với bệnh Đái tháo đường type 2, trong cơ thể vẫn còn sản xuất insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó. Điều này được gọi là đề kháng insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Đái đường type 2.
Đái tháo đường thai kỳ: Đây là dạng Đái tháo đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau khi sanh. Có thể gây ra các vấn đề nghiêm trong cho mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị Đái tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh Đái tháo đường type 2 sau này.
Tiền Đái tháo đường:
Hàng triệu người có khả năng bị tiền-Đái tháo đường. Tiền-Đái tháo đường khi đường huyết trong máu cao hơn mức độ lượng đường trong máu bình thường, nhưng không đủ cao để được gọi là bệnh Đái tháo đường.
Có 2 dạng :
Rối loạn đường huyết đói : đường huyết khi đói từ 100 tới 125 mg/dl
Rối loạn dung nạp Glucose : khi đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose từ 140 tới 199 mg/dl.
Bệnh nhân Tiền Đái tháo đường có nguy cơ cao trở thành Đái tháo đường type 2 thực sự.
Các dạng đái tháo đường khác: những dạng đái tháo đường còn lại không xếp vào các dạng trên, được xếpv ào nhóm này
Các biến chứng của Đái tháo đường:
Nếu không được điều trị tốt, Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng có thể làm bệnh nhân tàn phế, thậm chí tử vong.
Biến chứng cấp tính: Do đường huyết tăng cao, có thể gây hôn mê nhiễm cetone hay hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẩn đến tử vong.
Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính, thường do quá liều thuốc ,insulin gây nên. Có thể do bệnh nhân nhịn đói, kiêng khem quá mức hay do uống nhiều rượu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể hôn mê và thậm chí tử vong.
Biến chứng mãn tính :
Biến chứng tim mạch: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quị, tai biến mạch máu não và mạch máu ngoại biên đưa đến đoạn chi.
Biến chứng mắt : Bệnh lý võng mạc do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lào, giãm thị lực.
Biến chứng thận: là biến chứng mãn tính thường gặp của Đái tháo đường, gây bệnh thận giai đoạn cuối, suy thận. Điều trị cần chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc để duy trì cuộc sống.
Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh ngoại biên do Đái tháo đường gây mất cảm giác ở chân, tay hay dị cảm, tê, gây đau nhức…là nguy cơ của nhiễm trùng chân đưa đến đoạn chi.
Sống chung với bệnh Đái tháo đường :
Quản lý Đái tháo đường type 2 có nghĩa là thay đổi cách sống để giúp bạn sống khỏe mạnh cùng với bệnh Đái tháo đường. Nói chuyện với bác sĩ của bạn để được giúp đở .
Chế độ ăn uống khỏe mạnh.
Giúp ổn định đường huyết, giảm cân. Là một phần không thể thiếu trong việc điều trị Đái tháo đường. Tránh kiêng khem quá mức dể dẩn tới suy dinh dưỡng. Hạn chế thức ăn nhiều tinh bột., dầu mỡ không tốt…Nên ăn nhiều rau tươi
Tập luyện thể lực .
Giúp giảm cân, hạ đường huyết, giảm đề kháng insulin, hạ huyết áp, tăng sức cơ…Mỗi ngày nên đi bộ ít nhất 30 phút, 5 ngày trong một tuần.
Uống thuốc hay tiêm Insulin theo toa của bác sĩ.
Khi tập thể dục, chế độ ăn không hạ được đường huyết, bạn cần uống thuốc hay tiêm insulin theo chỉ định của Bác sỹ.
Bỏ hút thuốc lá.
Nguồn: benhtieuduong